Sự phát triển của các giả thuyết về Nemesis Nemesis (sao giả thuyết)

Nữ thần Nemesis

Hai nhóm các nhà thiên văn học, Whitmire và Jackson, và Davis, Hut và Muller, độc lập xuất bản một giả thuyết tương tự để giải thích tính chu kỳ trong các vụ tuyệt chủng do Raup và Sepkoski đưa ra trên cùng số xuất bản của tạp chí Nature.[2][3] Giả thuyết này cho rằng Mặt Trời có thể có một sao đồng hành chưa được biết tới với quỹ đạo hình elip rất dẹt định kỳ làm nhiễu loạn các sao chổi trong đám mây Oort, gây ra sự gia tăng lớn số lượng sao chổi bay vào phía trong hệ Mặt Trời và hậu quả là sự gia tăng của những sự kiện va chạm trên Trái Đất. Giả thuyết này được gọi là giả thuyết Nemesis (Ngôi sao chết, lấy theo tên của nữ thần trừng phạt và thù hận trong thần thoại Hy Lạp).

Chuyển động của sao Barnard

Nếu nó thực sự tồn tại, trạng thái chính xác của Nemesis vẫn chưa chắc chắn. Richard A. Muller cho rằng có lẽ nó là một sao lùn đỏ với độ sáng trong khoảng 7 và 12,[4] trong khi Daniel P. Whitmire và Albert A. Jackson lại cho rằng đó là một ngôi sao lùn nâu. Nếu là một sao lùn đỏ, chắc chắn nó đã phải tồn tại trong các danh mục sao, nhưng trạng thái thực của nó chỉ có thể được khám phá bằng cách đo thị sai của nó; vì khi quay quanh Mặt Trời nó sẽ có chuyển động thực rất thấp và sẽ thoát khỏi các cuộc tìm kiếm bằng chuyển động thực đã giúp tìm ra những ngôi sao như sao Barnard có độ sáng cấp 9.

Sự kiện tuyệt chủng lớn cuối cùng đã xảy ra khoảng 5 triệu năm trước, vì thế Muller cho rằng có lẽ Nemesis đang ở cách chúng ta 1-1,5 năm ánh sáng ở thời điểm hiện tại, và thậm chí còn có khái niệm về vùng trời có thể nó đang hiện diện (được Yarris ủng hộ, 1987), gần Hydra, dựa trên một quỹ đạo giả thuyết xuất xứ từ các điểm viễn nhật nguyên thủy của một số sao chổi chu kỳ dài không điển hình miêu tả một cung quỹ đạo đáp ứng các đặc điểm trong giả thuyết của Muller.xxxxnhỏ|499x499px|Hệ Mặt Trời và Nemesis System]]